Thêm nhiều doanh nghiệp FDI ngành phụ trợ ô tô mở rộng sản xuất tại Việt Nam
UBND tỉnh Hải Dương nhận được văn bản đề nghị cấp phép mở rộng cho nhà máy sản xuất dây cáp điện ô tô tại KCN Đại An thuộc tỉnh này.
Tại tỉnh Hải Dương, Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản hiện sở hữu một nhà máy dây cáp điện ô tô thông qua thành viên trực thuộc là Công ty TNHH Dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam, đi vào hoạt động từ năm 2012.
Mới đây, Sumiden Việt Nam có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hải Dương cấp giấy phép môi trường cho “Nhà máy sản xuất dây cáp điện sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô” tại lô đất XN 2,3,6 trong Khu công nghiệp Đại An.
Trụ sở chính nhà máy Sumiden Việt Nam tại Hải Dương, nơi đang đầu tư để nâng công suất lên 14 nghìn tấn sản phẩm/năm
Cụ thể, vốn đầu tư đăng ký bổ sung lần này là 239,19 tỉ đồng (tương đương 10,5 triệu USD), nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên 969,3 tỉ đồng (tương đương 47 triệu USD), nâng công suất từ 11.700 tấn sản phẩm/năm lên 14 nghìn tấn sản phẩm/năm.
Nếu dự án đi vào hoạt động, sẽ có 2 nhà máy Sumiden Việt Nam chuyên sản xuất dây cáp điện ô tô tại tỉnh Hải Dương với quy mô 7,2ha, tổng vốn đầu tư 1.340 tỉ đồng.
Sumiden Việt Nam luôn ở trong Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất tỉnh Hải Dương hàng năm, với kim ngạch bình quân từ 75 triệu USD/năm.
Dây cáp điện ô tô là một trong những mảng công nghiệp phụ trợ mà Việt Nam có thế mạnh, giúp kim ngạch xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô đạt hàng tỷ đô la mỗi năm.
Cuối tháng 8 vừa qua, tại diễn đàn “Gặp gỡ doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam trong lĩnh vực ô tô" do Bộ KHĐT và Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức, 28 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ (ACMA, tổ chức có hơn 800 thành viên) tham dự và bày tỏ kế hoạch sẽ đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô tại Việt Nam.
Theo TS. Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), khi quy mô thị trường đạt 500.000 xe, một vài mẫu xe đạt doanh số 40.000 xe/năm, dự báo sẽ có nhiều nhà cung ứng tiềm lực rất lớn từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào thị trường với tư cách doanh nghiệp FDI, khiến các nhà cung ứng trong nước có nguy cơ “bật bãi” khỏi ngành ô tô.
“Bởi thế, Chính phủ cần có bài toán dài hơi để các doanh nghiệp Việt không hụt hơi trong cuộc đua về giá với các doanh nghiệp FDI”, bà Bình cho hay.
Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel tại khu công nghiệp Sài Đồng B (Hà Nội) chuyên lắp ráp hệ thống dây dẫn điện cho các loại ô tô, xuất khẩu đi Mỹ
Hôm 7/9/2022, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) khởi động chương trình Hỗ trợ, tư vấn cải tiến doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Cụ thể, Toyota Việt Nam sẽ đồng hành và hỗ trợ có chiều sâu cho 4 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực dập, đúc, nhựa và cao su.
Toyota sẽ cử chuyên gia đến tận nhà máy bên cung ứng, cùng làm việc, tìm ra những vấn đề tồn tại và cùng doanh nghiệp đưa ra biện pháp, kế hoạch cải tiến khắc phục, từ đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Bốn doanh nghiệp được Toyota Việt Nam hỗ trợ bao gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH Kỹ thuật Nhật Minh, Công ty TNHH MTV Cao su 75, Công ty Cổ phần Công nghiệp Kim Sen.
(Theo xe.baogiaothong)
- Tháng 8, Mazda CX5 dẫn đầu doanh thu trong phân khúc
- Cập nhật chi tiết giá niêm yết và lăn bánh tháng 9/2022 của Mazda 3
- Phụ tùng, linh kiện ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh những tháng cuối năm
- Giá đăng kiểm ô tô sẽ được điều chỉnh tăng từ ngày 8/10/2022
- Honda HR-V phiên bản cũ dọn kho giảm sốc 100 triệu
- Những lưu ý khi di chuyển trên đường cao tốc
- Những cách trống trộm gương chỉ có ở Việt Nam
- Cập nhật chi tiết và ưu đãi tháng 8 của Kia Morning 2021
- Xe khan hiếm nhưng tháng Ngâu vẫn nhiều mẫu giảm giá sâu
- Phiên bản mới Sportech- X của Nissan Almera 2022 mới ra mắt
xe đang bán
-
Mazda 3 1.5 AT 2018
440 Triệu
-
Toyota Avanza Premio 1.5 AT 2023
550 Triệu
-
Toyota Vios 1.5G 2019
435 Triệu
-
Mercedes Benz GLC 300 4Matic 2021
1 Tỷ 180 Triệu